
- Về Kompa
- Giải Pháp
Tìm ra những “insight” giá trị ẩn sau những thảo luận.
Hỗ trợ đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
Đóng góp thành công cho doanh nghiệp.
- Tài Nguyên
- Liên hệ
Tìm ra những “insight” giá trị ẩn sau những thảo luận.
Hỗ trợ đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
Đóng góp thành công cho doanh nghiệp.
Hashtag thường được dùng để đánh dấu chủ đề của các bài đăng trên Mạng xã hội, như Facebook, Instagram, Twitter,… và thậm chí là Youtube.
Một trong những công dụng chính của Hashtag là giúp người dùng khám phá các nội dung liên quan có cùng chủ đề, chỉ bằng cách nhấp vào Hashtag. Nhiều Thương hiệu có xu hướng sử dụng nhiều Hashtag để mở rộng phạm vi tiếp cận với khán giả mục tiêu.
Liệu sử dụng Hashtag càng nhiều có giúp Thương hiệu tiếp cận nhiều người hơn, hay thực tế Thương hiệu đang làm loãng truyền thông của mình? Hiểu và sử dụng Hashtag đúng cách giúp Thương hiệu không chỉ triển khai, thực hiện chiến dịch Marketing & Truyền thông hiệu quả mà còn khám phá những sự thật ngầm hiểu (Insight) của người dùng và thị trường.
Với Hashtag, Doanh nghiệp có thể tổ chức nội dung truyền thông tốt hơn. Bằng cách phân loại cấp độ Hashtag, Doanh nghiệp có thể xâu chuỗi nhiều nội dung theo mục đích truyền thông.
Ba cấp độ Hashtag thường được Thương hiệu sử dụng nhất gồm:
– Hashtag Thương hiệu
– Hashtag chiến dịch & sự kiện
– Hashtag trending & Hashtag lĩnh vực
2. Bảo vệ Thương hiệu khỏi khủng hoảng: Thương hiệu chủ động phát hiện các thông tin tiêu cực hoặc khiếu nại về sản phẩm và các vấn đề nghiêm trọng khác khi chúng xảy ra, sau đó tìm cách phù hợp để giải quyết khủng hoảng trước khi xảy ra.
3. Và quan trọng nhất mô hình sẽ hỗ trợ phân tích và chỉ ra được những lỗ hổng trong hành trình khách hàng từ phát sinh nhu cầu, tìm hiểu về sản phẩm trên thị trường và quá trình mua sắm, để giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và khuyến khích quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.
Hashtag thường được thể hiện bằng màu xanh, nổi bật hơn phần chữ còn lại. Người dùng có khả năng nhận thấy ngay những từ khóa của Hashtag. Nhờ vậy, Thương hiệu khi sử dụng Hashtag giúp tăng độ nhận biết tốt hơn với người dùng.
Để thật sự gây ấn tượng, hãy đảm bảo “Hashtag Thương hiệu” ngắn gọn, dễ nhớ và kích thích sự tò mò của người đọc.
– Khách hàng thích gì và Thương hiệu nên làm gì để duy trì sự trung thành của khách hàng.
– Khách hàng không thích gì và Thương hiệu nên làm gì để giữ khách hàng.
Hashtag Chiến dịch có thể gợi sự tò mò của mọi người khi xuất hiện với tần suất dày và tạo được ấn tượng. Đối với Sự kiện, loại hình Hashtag này còn thường được sử dụng để mời gọi mọi người cùng tham gia trên các nền tảng Mạng xã hội để tạo bầu không khí trước khi sự kiện diễn ra.
Thương hiệu có thể có nhiều chiến dịch hoặc sự kiện khác nhau. Bằng cách sử dụng Hashtag riêng cho từng Chiến dịch và Sự kiện, Thương hiệu có thể phân loại và sắp xếp nội dung để xây dựng chuỗi bài viên liên quan đến từng chủ đề.
Trong sự kiện sinh nhật lần thứ 9 của Lazada, Thương hiệu này sử dụng cụm 4 Hashtag khác nhau: #Lazada9Birthday, #WowSaleSinhNhat, #SinhnhatLazadaQuabaola, và #LazadaSuperParty.
Trong đó, #Lazada9Birthday là Hashtag chính của chiến dịch Sinh nhật lần thứ 9 của Lazada và 3 Hashtag phụ để phân loại hình thức chương trình: #WowSaleSinhNhat, #SinhnhatLazadaQuabaola, #LazadaSuperParty.
Đây là ý tưởng hay giúp Thương hiệu tăng tương tác với người dùng, tạo sự cộng hưởng thông tin về Chiến dịch & Sự kiện, cũng như hệ thống nội dung để đánh giá hiệu quả truyền thông.
Những Hashtag bỗng nhiên được sử dụng nhiều trong một thời điểm có khả năng trở thành “Trending Hashtag” (Hashtag xu hướng).
Bắt kịp xu hướng với “Trending Hashtag” có thể giúp tăng độ hiển thị của Thương hiệu trên Mạng xã hội. Khi người dùng nhấp vào một “Trending Hashtag”, bài đăng của Thương hiệu cũng xuất hiện giữa những bài viết nằm trong xu hướng đó.
Tuy nhiên, việc sử dụng Trending Hashtag có thể gây phản cảm nếu nội dung bài viết của Thương hiệu không liên quan đến xu hướng hoặc Thương hiệu lạm dụng “Trending Hashtag” để được xuất hiện nhiều hơn.
Bên cạnh các Hashtag về Thương hiệu, Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những Hashtag liên quan đến Ngành kinh doanh như Hashtag #noithat cho các sản phẩm Nội thất hoặc #cafe cho các nội dung liên quan đến Cà phê.
Cách sử dụng này thường dùng cho các Thương hiệu mới và chưa phổ biến trên thị trường để tăng độ hiển thị nội dung và độ nhận biết của người dùng. Sử dụng Hashtag theo Ngành kinh doanh cho phép bài đăng của Thương hiệu xuất hiện trong tốp các bài đăng liên quan đến cùng chủ đề, và người dùng có thể “vô tình” thấy được bài đăng của Thương hiệu.
Tuy nhiên, Thương hiệu cần sử dụng Hashtag không quá phổ biến khiến bài đăng không “bị chìm” nhưng vừa đủ để tiếp cận được khán giả mục tiêu.
Ví dụ: Hashtag #coffee bao gồm tất cả những nội dung liên quan đến cà phê như hạt hoặc loại cà phê. Nhưng Hashtag #coldbrew chỉ xoay quanh nội dung liên quan đến dòng cà phê ủ lạnh (cold brew) chẳng hạn.
Thương hiệu cần phân loại và xác định cấp độ của Hashtag ví dụ: Hashtag Thương hiệu, Chiến dịch, Sự kiện hay Xu hướng? Theo một nghiên cứu nhanh từ Social Pilot trong năm 2020, chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 Hashtag cho một bài viết, để tránh làm loãng nội dung và chồng chéo giữa nhiều chiến dịch.
Một bài viết của Thương hiệu có thể bao gồm 3 Hashtag với 3 cấp độ: Thương hiệu, Chiến dịch, Chương trình hoạt động cụ thể.
Ví dụ, với một bài đăng của Lazada về sân khấu âm nhạc, Thương hiệu có thể sử dụng 3 Hashtag: #Lazada #Lazada9Birthday và #LazadaSuperParty.
Bằng cách này Thương hiệu có thể phân loại mục tiêu sử dụng Hashtag và thực hiện đo lường dễ dàng hơn. Với chiến dịch tung ra sản phẩm mới, những hoạt động xoay quanh chiến dịch này cần có Hashtag riêng, để khi tiến hành đo lường Thương hiệu có thể chắc chắn những nội dung đang được thảo luận không bị nhầm lẫn với các chiến dịch/sản phẩm khác của đối thủ.
Hashtag giúp lan tỏa dấu ấn Thương hiệu đến nhiều người dùng hơn. Khi sử dụng Hashtag trên đa kênh, tần suất hiển thị của Hashtag tăng giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ đến Hashtag của Thương hiệu hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng Hashtag trên các kênh: Facebook, Instagram, Linkedin, Tiktok.
Nhiều hình thức để thúc đẩy người dùng sử dụng Hashtag như: tổ chức cuộc thi, tặng quà, hoặc sử dụng KOLs, Thương hiệu có thể quảng cáo cho Hashtag và tăng tương tác cho những bài đăng này.
Hashtag xuất hiện trên mọi kênh truyền thông và ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hãy đảm bảo Thương hiệu không lãng phí công dụng của Hashtag bằng cách sử dụng Social Listening.
Một trong những điều tuyệt vời nhất của Social Listening là theo dấu Hashtag để tìm thấy những câu chuyện được thảo luận xoay quanh Thương hiệu. Thông qua đó, Thương hiệu có thể đo lường lượng tương tác và cảm xúc thảo luận để đánh giá hiệu quả truyền thông. Nhờ lắng nghe âm thầm, Thương hiệu có thể sẽ bất ngờ với nhu cầu thật sự của người dùng và insight của thị trường.
Bên cạnh việc tăng độ nhận biết và tần suất hiển thị, sử dụng Hashtag hiệu quả còn giúp Thương hiệu khám phá những “Insights” từ người dùng, đối thủ cạnh tranh và thị trường.
Với công cụ Social Listening, Thương hiệu có thể theo dấu những thảo luận bằng cách thu thập tất cả các bài viết có Hashtag, đo lường lượt tương tác và tìm hiểu nội dung những cuộc hội thoại bên trong.
Thương hiệu có thể đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông bằng các Hashtag Chiến dịch để thấu hiểu khán giả nhờ theo dõi những cuộc hội thoại của họ trên những bài viết có Hashtag Thương hiệu, hoặc hiểu về thị trường và đối thủ cạnh tranh với những bài viết có Hashtag về Lĩnh vực đang kinh doanh.
Nói cách khác, Hashtag cho phép Thương hiệu nghiên cứu về hiệu quả truyền thông, thị trường và khách hàng. Vì vậy, Thương hiệu cần có chiến lược sử dụng Hashtag để hệ thống nội dung, ứng dụng vào hoạt động truyền thông và Marketing hiệu quả.
—
*Với Kompa Group, Social Listening không chỉ dừng lại ở công cụ thu thập dữ liệu. Giải pháp Media & Social Listening của Kompa Group là sự kết hợp nhịp nhàng giữa công nghệ và con người. Các báo cáo insight từ dữ liệu Social Listening có thể giúp Doanh nghiệp khai thác những góc nhìn Insight mới về Thương hiệu, ngành, thị trường và đối thủ. Từ đó, Doanh nghiệp có thể định hướng chiến lược kinh doanh đột phá và hiệu quả hơn.
Văn phòng chính tại Mỹ:
100 S Norfolk St. Ste 350 San Mateo, CA 94403.
Văn phòng chi nhánh tại Việt Nam
285/60 Cách Mạng Tháng Tám, P. 12, Q.10, TP. HCM
D2 Thất Sơn, P. 15, Q. 10, TP. HCM